Rate this post

Tây Du Ký đã trở thành bộ phim bất hủ suốt nhiều năm qua. Chính vì vậy, có không ít các đạo diễn đã cố gắng tạo ra một tác phẩm mới mang đến cho khán giả. Tuy nhiên, không phải bộ phim nào cũng để lại ấn tượng tốt đẹp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các phiên bản Tây Du Ký và so sánh xem những ưu, nhược điểm của bộ phim đó là gì nhé.

Các phiên bản Tây Du Ký dưới đây có những bộ còn chưa để lại ấn tượng tốt cho người xem nhưng cũng có những nét cuốn hút riêng của nó. Bên cạnh đó, có những bộ phim còn gây nhiều tranh cãi khiến khán giả không khỏi thất vọng.

Phiên bản Tây Du Ký (1986)

Chắc hẳn tuổi thơ của chúng ta đã quá quen thuộc với phiên bản Tây Du Ký (1986) này. Đây là phiên bản đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất với mỗi thế hệ khán giả tại Việt Nam. Bộ phim đã được lên ý tưởng và tiến hành quay trong suốt 6 năm. Ra mắt vào năm 1082 nhưng vào năm 1988 bộ phim mới đóng máy. Tuy nhiên, nhà sản xuất đã cho công chiếu 11 tập đầu tiên nên bộ phim được lấy phiên bản vào năm 1986. 

Phiên bản Tây Du Ký 1986 bất hủ

Phiên bản Tây Du Ký 1986 bất hủ

Bộ phim lấy bối cảnh 4 thầy trò Đường Tăng cùng 3 đồ đệ là: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh theo lệnh Vua Đường lên đường thỉnh kinh. Mặc dù thời gian sau đó còn rất nhiều phiên bản khác ra đời nhưng trong tâm trí của khán giả thì đây vẫn là bộ phim hay nhất. Phim không chỉ nổi tiếng tại Trung Quốc mà còn được công chiếu tại Việt Nam trong suốt nhiều năm liền. Dù khung cảnh và kỹ thuật trong phim nghèo nàn nhưng sức hấp dẫn của bộ phim vẫn luôn là đỉnh nhất. Dàn diễn viên chính là 4 người thầy trò đã đi vào tâm trí của người xem mà không diễn viên nào sau này thay thế được. 

Phiên bản Tề Thiên Đại Thánh (2002)

Trong phim diễn viên Trương Vệ Kiện thủ vai chính Tôn Ngộ Không. Anh từng để lại ấn tượng tốt với khán giả qua vai diễn vua khỉ. Tuy nhiên, với nội dung kỳ quặc của phiên bản 2002 mà cả diễn viên và phim đều nhận về phản hồi tiêu cực. 

Nhân vật Tôn Ngộ Không được khắc họa có tính cách trăng hoa và được ghép cặp với Bạch Cốt Tinh. Tình tiết lố bịch này đã khiến nhiều người phẫn nộ. Bởi trước nay, Tôn Ngộ Không luôn là nhân vật thông minh, láu lỉnh và tốt bụng. Phiên bản này Tôn Ngộ Không lại được ghép cặp với Bạch Cốt Tinh, Tử Lan Tiên Tử và nhện tinh. Những tình tiết trong phim được đổi mới theo cách lố lăng, thiếu cơ sở khiến khán giả thất vọng rất nhiều. 

Phiên bản Tây Du Ký (2009)

Bộ phim đã để lại nỗi ám ảnh cho khán giả trong tạo hình nhân vật và nội dung phim. Nhân vật Tôn Ngộ Không có mối tình với Bạch Cốt Tinh, Sa Tăng yêu nhện tinh và Đường Tăng hẹn hò cùng vua Nữ Nhi Quốc, Bát Giới cũng yêu đương ở đâu đó. Tất cả các nhân vật đều có mối tình nào đó trong phim. Điều này khiến khán giả cảm thấy phản cảm và ngán ngẩm với cốt truyện của phim. 

Tây Du Ký 2009 nhận nhiều lời chê bai

Tây Du Ký 2009 nhận nhiều lời chê bai

Những nhân vật yêu quái thì có tạo hình quá đáng sợ gây khó chịu cho người xem đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, quá nhiều tình tiết yêu đương phi lý. Hành động tán tỉnh quá đà của yêu quái dành cho Tôn Ngộ Không quá nhiều. Những nhân vật nữ như Bạch Cốt Tinh hay Hằng Nga cũng khắc họa quá gợi cảm không phù hợp với trẻ em. Những lời thoại có từ ngữ hiện đại cũng được đưa vào phim. Trong khi đây là bộ phim có yếu tố thần thoại. 

Phiên bản Tây Du Ký (2010)

Phiên bản năm 2010 do đài truyền hình Chiết Giang, Trung Quốc sản xuất. Bộ phim được đầu tư nhiều về kỹ thuật và nội dung cũng được lược bớt khá nhiều. Người xem đánh giá phiên bản Tây Du Ký 2010 có sự khác biệt lớn so với nguyên tác gốc. Phim bao gồm 52 tập cùng những tình tiết dài và thiếu gay cấn. Phim không miêu tả chi tiết 81 kiếp nạn mà chỉ tập trung vào những nạn chính. Phiên bản này đã lược bỏ nhiều kiếp nạn quan trọng như: Ăn trộm quả nhân sâm, Cửu Đầu Trùng, Nước Ô kê… 

Tây Du Ký 2010 chứa nhiều chi tiết không phù hợp

Tây Du Ký 2010 chứa nhiều chi tiết không phù hợp

Người xem đã đánh giá phiên bản này không có sức thu hút với những tình tiết gây nhàm chán. Các kiếp nạn bị thay đổi dẫn đến việc sai nguyên tác. Ngoài ra, nhân vật Đường Tăng có những khung cảnh lãng mạn hoá hay những cảnh bị cho là nhạy cảm không phù hợp với trẻ em. Tạo hình của Yêu Tinh Nhện cùng Hằng Nga quá màu mè, kém tinh tế gây phản cảm. Phim chứa đựng nhiều triết lý Phật Giáo gây ấn tượng và rõ nét. Tuy nhiên, vì tập trung quá nhiều vào triết lý mà nội dung phim cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Phiên bản Tây Du Ký (2011)

Phiên bản Tây Du Ký năm 2011 gồm 66 tập. Bộ phim đã tái sử dụng lại bài hát mở đầu trong nguyên tác là Cảm Vấn Lộ Hà Tại Phương. Phim có nhiều tình tiết theo sát bản gốc nhưng tạo hình các nhân vật lại gây tranh cãi. Cụ thể 2 nhân vật Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới được miêu tả quá lộ liễu. Nhân vật Đường Tăng thì lại khiến nhiều người liên tưởng đến Lỗ Trí Thâm trong Thủy Hử. Điểm cộng là nội dung phim  được xây dựng dễ hiểu. Hình ảnh các nhân vật khác cũng được đầu tư kỹ và gần gũi với lứa tuổi trẻ em. 

Trong phim nhân vật Bạch Long Mã được đạo diễn Trương Kỷ Trung ưu ái được lên hình khá nhiều. Màn biến hóa cùng những trận chiến của 4 thầy trò Đường Tăng được đầu tư về kỹ xảo. Ý nghĩa Phật Giáo được miêu tả và giải thích rất rõ ràng. 

Tuy việc cải biên là tốt nhưng việc tạo nên những chi tiết và phân cảnh không phù hợp hay thậm chí là lố lăng sẽ gây ra nhiều tranh cãi và làm mất giá trị của tác phẩm. Các phiên bản Tây Du Ký dưới đây đã để lại phần nào ấn tượng không tốt trong lòng khán giả nhưng cũng không thiếu đi nhưng chi tiết mang đậm nét nhân văn.