Bộ phim Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân có lẽ đã gây ấn tượng sâu đâm, trở thành bộ phim bất hủ trong lòng người dân Việt. Có thể bạn chưa biết những nét đặc sắc trong truyện Tây Du Ký cũng là những sân khấu nghệ thuật đầy kỳ bí mà chúng ta chưa khám phá hết.
Những nội dung và tình tiết trong đó đã khiến người đọc cảm thấy vô cùng hấp dẫn, khó phai và đi thẳng vào lòng người. Nếu bạn đang tò mò bộ truyện Tây Du Ký có những điểm gì đặc sắc thì hãy cùng chúng tôi đi vào thế giới huyền thoại của bộ truyện này ngay nhé.·
Tổng quan về truyện Tây Du Ký
Tây Du Ký là cuốn tiểu thuyết do tác giả Ngô Thừa Ân sáng tác vào thế kỷ 16. Cuốn truyện xoay quanh nhân vật thầy trò Đường Tăng cùng 3 đồ đề đi Tây Thiên thỉnh kinh. Tác giả đã dựa vào nhân vật có thật trong lịch sử là Đường Tăng để viết lên nội dung có yếu tố thần bí. Pháp danh của ông là Huyền Trang, người Lạc Châu. Ông sinh ra vào thời Tùy Văn Đế và lên 11 tuổi thì xuất gia. Ngay từ khi mới vào cửa Phật, Huyền Trang đã được biết đến là đứa trẻ thông minh, nhân ái. Lớn lên ông trở thành một vị hòa thượng nổi tiếng khắp kinh thành bởi pháp độ cao siêu của mình.

Tổng quan về truyện Tây Du Ký
Theo sử sách, Huyền Trang từ kinh đô Trường An nhà Đường cầu kiến Hoàng Thượng. Lúc này, nước Đại Đường đang trong cảnh dân chúng lầm than. Theo lệnh vua, Huyền Trang lên đường Tây Thiên thỉnh kinh, trải qua 19 năm ròng rã vượt qua nhiều thử thách. Cuối cùng, ông về đến kinh thành nhà Đường và mang theo 657 bộ kinh Phật đang cho vua. Trải qua nhiều biến cố, ông đã được người đời coi là vị Phật học, một nhà lữ hành nổi tiếng còn lưu lại trong sử sách đến bây giờ.
Bộ phim Tây Du Ký sau này cũng dựa trên tình tiết nhân vật Đường Tăng để triển khai thêm nhiều yếu tố kỳ ảo. Điển hình là nhân vật: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng cùng những chi tiết đánh yêu diệt quái đã đi vào tiềm thức của mọi người.
Điểm cuốn hút của Tây Du Ký
Khung cảnh
Có lẽ khung cảnh đẹp như chốn thần tiên trong Tây Du Ký chính là điểm cuốn hút đầu tiên hấp dẫn người đọc. Vẻ đẹp chân thật nhưng cũng không kém phần hữu tình làm người đọc có cảm giác như đứng trong chính khung cảnh đó để cảm nhận tâm trạng của nhân vật. Những lần vượt qua điện Linh Tiêu, chùa Lôi Âm, Long Cung chính là những cảnh giới tuyệt đẹp trong lòng khán giả.

Khung cảnh chân thực trong truyện Tây Du Ký
Tình tiết kỳ bí
Nét đặc sắc tạo dấu ấn trong Tây Du Ký chắc chắn là những tình tiết ly kỳ được tác giả thêm vào. Từ một chú khỉ nứt ra trong tảng đá, nhân vật này đã được thêm thắt những tình tiết như: sống trong Hoa Quả Sơn hay có 72 phép thần thông biến hoá. Ngộ Không xuống Long Cung có được cây gậy Như Ý và lên Thiên Đình đại náo. Sau đó, Tôn Ngộ Không bị Phật Như Lai chôn xuống chân núi Ngũ Hành suốt 500 năm.
Trong thế giới chân thật nhưng những chi tiết này vẫn nổi bật mà không làm mất đi ý nghĩa nhân văn của truyện. Đây quả là những tình tiết ly kỳ gây ấn tượng mạnh. Sau này, khi được Đường Tăng đi qua và giải phong ấn những trận đấu nảy lửa liên tiếp xuất hiện trên đường đi thỉnh kinh. Trong đó, trận 3 lần đánh Bạch Cốt Tinh, đi qua Nữ Nhi Quốc, ăn trộm quả Nhân Sâm… đã để lại ấn tượng khó phai trong văn hóa Trung Hoa.
Dàn nhân vật
Trong Tây Du Ký không chỉ có dàn nhân vật chính với tạo hình ấn tượng mà nhân vật chốn bồng lai cũng cuốn hút không kém. Các vị thần phật như: Bồ Tát, Như Lai, La Hán, Ngọc Hoàng, Vương Mẫu… cũng mang lại sự đặc sắc cho phim. Ngay từ những tập đầu tiên, hình ảnh Thái tử Bạch Long hóa ngựa, màn biến hóa to nhỏ của Trư Bát Giới thật ly kỳ.

Dàn nhân vật bất hủ trong truyện Tây Du Ký
Tính cách của dàn nhân vật chính cũng được thể hiện rất rõ nét. Tôn Ngộ Không thông minh, tài trí và cương trực, có tài trừ yêu diệt quái. Trư Bát Giới vốn tính lười biếng, còn vướng bụi trần lại có “lịch sử” đã lấy vợ thật khiến người xem cảm thấy thú vị. Sa Tăng trước khi cải tà quy chính đã từng ăn thịt người mỗi ngày dưới sông Lưu Sa Hà. Nhân vật Đường Tăng nhiều lần khiến người xem cảm động khi chí đi cầu kinh không hề lay chuyển dẫu phải trải qua nhiều kiếp nạn suốt đường đi. Mỗi lần 4 thầy trò gặp hoạn nạn đều có những cứu tinh là các vị Bồ Tát đến giúp đỡ nên nguy hiểm đều lành.
Kiếp nạn được định sẵn
Có thể các bạn đã biết, những kiếp nạn mà 4 thầy trò Đường Tăng gặp phải đều đã được Bồ Tát và Phật Như Lai định sẵn. Như con chuột lông vàng thành tinh là vật nuôi của Linh Cát Bồ Tát. Ngân Giác, Kim Giác và yêu khí của chúng là của Thái Thượng Lão Quân. Thỏ Ngọc là vật nuôi của Hằng Nga Tiên Tử. Những kiếp nạn này không phải tự nhiên mà có, Bồ Tát đã làm phép để mối quan hệ nhân sinh diễn ra khôn lường. Những tai nạn đó vừa giúp nhân sinh có giải được kiếp nạn cũng như giúp đỡ được cho nhiều sinh mệnh khác. Trên đường đi, 3 người học trò của Đường Tăng cũng đã học hỏi được nhiều điều về nhân sinh và tu luyện viên mãn.
Vậy là bài viết trên đã giúp chúng ta có một chuyến đi đến thế giới huyền bí nhưng cũng rất chân thật trong truyện Tây Du Ký. Đây chắc chắn là tác phẩm bất hủ trong nền văn hóa Trung Hoa cho đến bây giờ.